Archive for the ‘Chuyện quê mình’ Category

happy

Read Full Post »

BIẾM VÀ PHIẾM – SGTT.VN

Mấy bữa nay một đàn virút H7N9 dàn quân sẵn ở biên giới phía Bắc, thèm thuồng nhìn xuống phương Nam nhưng ngần ngừ chưa dám xuất phát. Chúng tranh cãi ỏm tỏi:

– Xuống đại đi, quân ta hùng hậu thế này, làm cỏ gà vịt toàn thế giới còn được nói chi dải đất chữ S này!

– Chớ chớ! Phải dò la thật kỹ, xem có bao nhiêu gà qué của chúng chịu “cõng cúm cắn người nhà”, rồi mới tính được.

– Yên tâm đi, chúng ta đã cài sẵn bọn H5N1 và H1N1 rồi, giờ nội công ngoại kích, ba mũi hợp lực là bình xong thiên hạ!

Vừa lúc đó một tiểu đội virút đi trinh sát về tới nơi, hồ hởi la lên:

– Thời cơ tới rồi! Trời Việt ngập khói nhang, đất Nam tràn bia bọt!

– Ê! Đang bàn đại cục, đâu phải lúc làm câu đối?

– Các bác chậm hiểu quá. Thời cơ lớn nhất đối với loài virút chúng ta là gì?

– Là vật chủ mất đề kháng chứ còn gì mà hỏi.

– Đấy đấy. Thế mà nước Nam dù còn nghèo nhưng đang tiêu thụ rượu bia hàng đầu thế giới, chẳng mấy chốc sinh lực nòi giống chúng sẽ kiệt quệ!

– Ê, nhưng mày quên là theo định nghĩa của WHO thì sức khoẻ bao gồm cả thể xác lẫn tinh thần?

– Nhìn xuống mà coi, dân họ đang chen chúc giải hạn cầu may, buôn thần bán thánh trong hàng ngàn lễ hội kia kìa, chứng tỏ tinh thần của họ cũng đang mê muội, khủng hoảng!

Nghe có lý, đàn virút đứng phắt dậy chuẩn bị phất cờ động binh thì một con bỗng la lên:

– Tụi bây nhìn đi: những đồi sim biên giới!

– Thằng này khùng, đánh nhau không hô khẩu hiệu mà bày đặt làm thơ!

Con virút bị chửi khùng hạ giọng, thầm thì:

– Thơ gì, màu hoa ấy làm tao nhớ màu máu của 35 năm trước!

Đại quân nghe xong, khí thế đang ngút trời vụt tan biến, cả đám lủi thủi ngồi chờ cơ hội khác.

NGƯỜI GIÀ CHUYỆN

Nguồn: SGTT

Read Full Post »

Khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, trường học các cấp hình như không thiếu, chỉ có điều tại các vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt, sống không tập trung, con em phải đi học ở những trường hơi xa nhà như thỉnh thoảng thấy phản ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Vậy mà ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, nơi đô thị, vẫn còn cảnh trẻ em đi học quá xa.

Con đường Cồn Cỏ nối phường II và phường Đông Lễ chạy giữa một cánh đồng lúa, dài trên dưới 2 cây số, hàng ngày trẻ em từ các thôn Lạng Phước, Phú Lễ, một phần của các thôn Lập Thạch, Vân An phải lên học ở các trường tại phường II.

Trừ một số em cấp II đi bằng xe đạp, số còn lại một phần được cha, mẹ, anh, chị đưa đón và một phần đi bộ.

Những em từ lớp 1 đến lớp 3 trông quá tội nghiệp! Nếu được đưa đón, phụ huynh, do công việc, chưa đến kịp, các em tụ tập ngồi đợi ở góc đường Đặng Dung và Cồn Cỏ; khúc “cua” quá ngặt, tầm mắt lại bị che, số lượng xe máy lên xuống quá nhiều, tai nạn rất dễ xảy ra, Nếu phải đi bộ, về mùa mưa rét, các em đi xiêu qua vẹo về trong chiếc áo mưa do gió mùa đông bắc tạt đẩy, về mùa nắng, ngoài cái khổ mồ hôi nhễ nhãi, các em có khi còn bị lũ trẻ lạ mặt chận lại lục cặp lấy tiền do cha mẹ cho ăn sáng hay ăn quà.

Tôi thường ngày đi trên con đường này, thấy những cảnh ấy mà thương các em, rồi nảy ra thắc mắc: Sao chính quyền và ngành giáo dục thành phố không mở ra một phân hiệu của trường tiểu học phường II hay trường tiểu học phường Đông Lễ để đón nhận những cháu còn quá non nớt từ lớp 1 đến lớp 3 ở khu vực xã Đông Lễ nói trên.

Việc không có chi khó khăn. Trong lúc phòng học chưa xây được , những nhà văn hóa khu phố có thể mượn tạm để dạy và học, bây giờ, với phương tiện xe máy phổ biến, các thầy giáo, cô giáo chỉ cần chịu khó đi thêm một đoạn đường.

Làm được như vậy, phụ huynh đỡ lo lắng cho việc học của con em, đỡ tốn thì giờ đưa đón con em, còn con em đỡ vất vả đi đường xa, dành sức ấy cho việc học có kết quả tốt.

Thôi … còn chờ gì nữa mà không làm!

03/8/2012

Hoàng Đằng

Read Full Post »

Đôi dòng về ba buổi hội ngộ

Hoàng Đằng

Mùa hè năm nay (2012), các em học sinh vừa rời trường lớp để nghỉ hè, thì các ông, các bà, các bác, các chú, các thím, các o, các dì, dù tóc đã bạc, lưng đã còng, má đã hóp, da đã nhăn … – nói vậy thôi chứ nhiều người vẫn còn“năng” lắm – từ khắp nơi nô nức kéo nhau về quê hương Quảng Trị tìm và sống lại tuổi ấu thơ dưới mái trường cũ – dù chỉ trong tâm tưởng – với thầy cô và bằng hữu.

Có đến 3 cuộc hội ngộ lớn đươc tổ chức: hội ngộ trường trung học Triệu Phong cũ sáng 22/6, hội ngộ liên trường Đông Hà cũ tối 22/6, hội ngộ trường trung học Nguyễn Hoàng cũ sáng 24/6.

Những người có may mắn được dự chính thức cả 3 cuộc hội ngộ trên như tôi có lẽ không nhiều.

Vì vậy, tôi muốn viết đôi dòng để san sẻ với bạn bè và giữ lại làm kỷ niệm.

(more…)

Read Full Post »

Viết về hồ cá phường 2 Đông Hà

Bây giờ, mùa hè, ở Đông Hà, trời nóng lắm, nhiều ngày liên tiếp nhiệt độ lên trên 40ºC. Dân cư đông đúc, không khí ngột ngạt, ai cũng ước ao ngồi bên mép nước, dưới bóng râm của một tán cây rộng.
Người ta nghĩ đến những cái hồ, những công viên.
Tiếc là những cái hồ hiếm hoi như hồ Khe Mây, hồ Trung Chỉ, hồ Khe Sắn chưa đủ tiêu chuẩn để làm nơi hóng mát: nhà dựng sát bao quanh mép hồ, nước không sạch, bóng râm thiếu; còn công viên đã ít lại hẹp, bụi bặm, …

Ở quê mình – làng Điếu Ngao xưa, nay gọi là phường 2, thời gian gần đây, trong những dịp họp mặt đông người: tiệc cưới, tiệc “khẵm tháng”, họp bạn đồng niên, lễ hội làng, hội nghị thanh niên, hội nghi phụ nữ, hội nghị nông dân, bài hát “Hồ cá quê em” được trẻ già cất lên rộn rã.

“Mặt gương soi hay là mặt hồ.
Hồ nuôi cá hay là công viên.
Hồ cá quê em, mỗi chiều về, đàn cá tung tăng như đàn bướm. Này anh ơi! Có về Đông Hà, mời anh ghé thăm phường 2 em.
Hồ cá quê em mỗi chiều về, đàn cá vây quanh bóng em.
Vì ai, em nắng mưa không ngại.
Vì phường 2, em thức khuya dậy sớm.
Quê em nặng tình yêu thương,
Đang đi lên ngày càng ấm no.
Vì phường 2, lòng em thêm lâng lâng,
Mặt hồ soi nắng càng thêm xinh.
Mặt hồ soi bóng hai chúng mình.”. (more…)

Read Full Post »

Nhớ về
TRƯỜNG TRUNG HỌC BÁN CÔNG ĐÔNG HÀ XƯA
Hoàng Đằng
 Học sinh khóa đầu tiên
Ngày 22/6/2012 tới, được sự cho phép của chính quyền thành phố Đông Hà, cựu học sinh của 4 trường trung học ở Đông Hà trước năm 1972 (Bán Công, Công Lập, Đắc Lộ và Bồ Đề) sẽ họp mặt thân mật. Tôi may mắn có mối liên hệ với cả 4 trường: Học sinh Bán Công (1956 – 1960), giáo sư Công Lập (1970 – 1972), giáo sư Đắc Lộ (1970 – 1972 rồi 1974 – 1975), giáo sư Bồ Đề (1971 – 1972); vì vậy, tin ấy tự nhiên làm cho lòng tôi xao xuyến bồi hồi. Nhớ đến cảnh cũ người xưa, tôi xin ghi lại những gì “nhớ nhớ quên quên” để san sẻ với những bạn bè và người thân quen.
Thời Pháp thuộc, việc học ở Đông Hà chưa được chính quyền tổ chức gì hết, có lẽ vì dân còn ít và việc ăn ở chưa ổn định.
Nghe nói trong giữa thập niên 1940, anh em nhà họ Trần-Minh quê ở làng Cam Lộ Hạ (Trần-Minh frères) có mở một trường tiểu học tư thục ở Đông Hà. Đó là cơ sở giáo dục đầu tiên ở Đông Hà. Địa điểm trường nằm ở khu vực Saigon-Dongha hotel ngày nay gần cầu Đông Hà. Trường hoạt động không được bao lâu, phải đóng cửa vì loạn lạc: Nhật đảo chính Pháp (tháng 3 năm 1945), chiến tranh Việt Pháp bùng nổ (1946).
Lớp trẻ Đông Hà sau đó, nếu may mắn sinh ra trong những gia đình có điều kiện, được cha mẹ cho tiếp tục việc học dưới hình thức “gia sư”, lớp không ra lớp, trường không ra trường.

Read Full Post »